Bữa xả chay tháng Ramadan của người Hồi giáo ở TP HCM

15/04/2025
|
0 lượt xem
Đời Sống Nhịp Sống
Bữa xả chay tháng Ramadan của người Hồi giáo ở TP HCM

Ramadan diễn ra vào tháng 9 theo lịch của người Hồi giáo nên không có ngày cố định theo dương lịch.

Năm nay, tháng Ramadan bắt đầu từ ngày 28/2 nên các tín đồ nhịn ăn từ ngày 1/3, kéo dài một tháng. Trong tháng này người Hồi giáo nhịn ăn từ lúc mặt trời mọc đến khi mặt trời lặn. Bữa ăn xả chay (Iftar) là bữa đầu tiên trong ngày họ được phép ăn sau khi mặt trời lặn.

15h40 ngày 14/3, tại thánh đường hồi giáo Jamiul Anwar nằm trong hẻm 157, đường Dương Bá Trạc, quận 8, cộng đồng người Chăm theo đạo Hồi bắt đầu hành lễ.

Mỗi ngày, các tín đồ đến hành lễ 5 lần vào các khung giờ quy định. Riêng khu vực thánh đường, chỉ có đàn ông mới được đến làm lễ.

Hẻm 157 là nơi có cộng đồng người theo đạo Hồi Islam đông nhất trong 16 giáo khu ở TP HCM với khoảng 3.000 người. Ông Ab Dohalim, phó ban quản trị thánh đường Hồi giáo Jamiul Anwar cho biết, đa số người dân trong xóm có gốc gác từ vùng Châu Đốc, An Giang di cư lên TP HCM từ những năm 1960.

Ramadan diễn ra vào tháng 9 theo lịch của người Hồi giáo nên không có ngày cố định theo dương lịch.

Năm nay, tháng Ramadan bắt đầu từ ngày 28/2 nên các tín đồ nhịn ăn từ ngày 1/3, kéo dài một tháng. Trong tháng này người Hồi giáo nhịn ăn từ lúc mặt trời mọc đến khi mặt trời lặn. Bữa ăn xả chay (Iftar) là bữa đầu tiên trong ngày họ được phép ăn sau khi mặt trời lặn.

15h40 ngày 14/3, tại thánh đường hồi giáo Jamiul Anwar nằm trong hẻm 157, đường Dương Bá Trạc, quận 8, cộng đồng người Chăm theo đạo Hồi bắt đầu hành lễ.

Mỗi ngày, các tín đồ đến hành lễ 5 lần vào các khung giờ quy định. Riêng khu vực thánh đường, chỉ có đàn ông mới được đến làm lễ.

Hẻm 157 là nơi có cộng đồng người theo đạo Hồi Islam đông nhất trong 16 giáo khu ở TP HCM với khoảng 3.000 người. Ông Ab Dohalim, phó ban quản trị thánh đường Hồi giáo Jamiul Anwar cho biết, đa số người dân trong xóm có gốc gác từ vùng Châu Đốc, An Giang di cư lên TP HCM từ những năm 1960.

Sau khi hành lễ, bữa ăn xả chay diễn ra tại thánh đường, với gần 70 người tham gia. Nhiều người không dự lễ sẽ được phát đồ ăn mang về. Năm nay mọi người bắt đầu nhịn ăn từ 5h01 và xả chay vào 18h08.

Sau khi hành lễ, bữa ăn xả chay diễn ra tại thánh đường, với gần 70 người tham gia. Nhiều người không dự lễ sẽ được phát đồ ăn mang về. Năm nay mọi người bắt đầu nhịn ăn từ 5h01 và xả chay vào 18h08.

Bữa xả chay được chuẩn bị trước giờ ăn khoảng bốn tiếng. Tại gian bếp sau thánh đường, những người đàn ông cùng nhau nấu súp bò - món chính ngày hôm nay. Mỗi ngày, họ nấu ba nồi cháo hoặc súp, phục vụ 1.400 phần ăn tại chỗ và mang đi.

"Bà con cùng đóng góp tiền, thức ăn, trái cây, nước uống cho tháng Ramadan", ông Yacob, 57 tuổi (thứ hai từ trái sang) cho biết.

Sinh ra và lớn lên trong hẻm 157, ông Yacob thường tham gia đội hậu cần, phục vụ nấu nướng. Theo ông, tháng Ramadan rất quan trọng với người Hồi giáo, để rèn luyện bản thân, củng cố đức tin và gắn kết với cộng đồng.

Bữa xả chay được chuẩn bị trước giờ ăn khoảng bốn tiếng. Tại gian bếp sau thánh đường, những người đàn ông cùng nhau nấu súp bò - món chính ngày hôm nay. Mỗi ngày, họ nấu ba nồi cháo hoặc súp, phục vụ 1.400 phần ăn tại chỗ và mang đi.

"Bà con cùng đóng góp tiền, thức ăn, trái cây, nước uống cho tháng Ramadan", ông Yacob, 57 tuổi (thứ hai từ trái sang) cho biết.

Sinh ra và lớn lên trong hẻm 157, ông Yacob thường tham gia đội hậu cần, phục vụ nấu nướng. Theo ông, tháng Ramadan rất quan trọng với người Hồi giáo, để rèn luyện bản thân, củng cố đức tin và gắn kết với cộng đồng.

Cùng với bữa xả chay trong thánh đường, các phần ăn sẽ được phát cho tất cả bà con trong xóm. Trong tháng Ramadan, các suất ăn cũng được phát miễn phí cho người nghèo, không phân biệt tôn giáo.

Cùng với bữa xả chay trong thánh đường, các phần ăn sẽ được phát cho tất cả bà con trong xóm. Trong tháng Ramadan, các suất ăn cũng được phát miễn phí cho người nghèo, không phân biệt tôn giáo.

Trước khi bữa xả chay diễn ra, ông Yosup chuẩn bị đĩa, tô, muỗng lên các tấm bạt được trải dài trong thánh đường. Người đàn ông 55 tuổi cho biết, phải đến sớm trước vài tiếng để chuẩn bị đồ ăn cho mọi người.

"Ngày thường giờ này tôi còn bận buôn bán nhưng tháng chay sẽ về sớm phụ việc. Tôi vui vẻ khi nhịn ăn, cầu nguyện và rèn luyện bản thân không làm những việc tội lỗi", ông Yosup nói.

Trước khi bữa xả chay diễn ra, ông Yosup chuẩn bị đĩa, tô, muỗng lên các tấm bạt được trải dài trong thánh đường. Người đàn ông 55 tuổi cho biết, phải đến sớm trước vài tiếng để chuẩn bị đồ ăn cho mọi người.

"Ngày thường giờ này tôi còn bận buôn bán nhưng tháng chay sẽ về sớm phụ việc. Tôi vui vẻ khi nhịn ăn, cầu nguyện và rèn luyện bản thân không làm những việc tội lỗi", ông Yosup nói.

Bữa ăn gồm các món như cháo, súp, quả chà là khô, trái cây tươi, các loại bánh, nước uống. Người theo đạo Hồi sử dụng đồ ăn theo chuẩn Halal (thực phẩm được phép ăn theo giáo lý đạo Hồi), không dùng các món ăn làm từ thịt heo và nghiêm cấm sử dụng đồ uống có cồn.

Bữa ăn gồm các món như cháo, súp, quả chà là khô, trái cây tươi, các loại bánh, nước uống. Người theo đạo Hồi sử dụng đồ ăn theo chuẩn Halal (thực phẩm được phép ăn theo giáo lý đạo Hồi), không dùng các món ăn làm từ thịt heo và nghiêm cấm sử dụng đồ uống có cồn.

Trước khi ăn mọi người cùng cầu nguyện bày tỏ lòng biết ơn, sự khiêm tốn và ý thức về nguồn gốc của thực phẩm được ban tặng. Họ quan niệm, Ramadan là dịp ăn cùng nhau, tạo không khí ấm cúng, vui vẻ.

Trước khi ăn mọi người cùng cầu nguyện bày tỏ lòng biết ơn, sự khiêm tốn và ý thức về nguồn gốc của thực phẩm được ban tặng. Họ quan niệm, Ramadan là dịp ăn cùng nhau, tạo không khí ấm cúng, vui vẻ.

Ông Ali, 65 tuổi cùng mọi người thành tâm cầu nguyện khoảng một phút trước khi ăn. Tham gia lễ Ramadan từ nhỏ nên ông đã quen với việc nhịn ăn, không cảm thấy đói hay mệt mỏi.

Ông Ali, 65 tuổi cùng mọi người thành tâm cầu nguyện khoảng một phút trước khi ăn. Tham gia lễ Ramadan từ nhỏ nên ông đã quen với việc nhịn ăn, không cảm thấy đói hay mệt mỏi.

Ông Yosup cùng đội hậu cần khoảng 20 người ăn xả chay ở khu bếp bên ngoài thánh đường. Đây là dịp để mọi người ngồi quây quần trò chuyện với nhau, gắn kết tinh thần cộng đồng.

Ông Yosup cùng đội hậu cần khoảng 20 người ăn xả chay ở khu bếp bên ngoài thánh đường. Đây là dịp để mọi người ngồi quây quần trò chuyện với nhau, gắn kết tinh thần cộng đồng.

Anh Hasan, 25 tuổi (giữa) là kỹ sư người Bangladesh, làm việc ở Long An được ba năm. Trưa 14/3, anh đón xe đi hơn 40 km đến thánh đường để cầu nguyện và ở lại đợi đến buổi lễ xả chay. “Mọi người chào đón nồng nhiệt, thân thiện và không khí bữa ăn trang trọng”, anh nói.

Anh Hasan, 25 tuổi (giữa) là kỹ sư người Bangladesh, làm việc ở Long An được ba năm. Trưa 14/3, anh đón xe đi hơn 40 km đến thánh đường để cầu nguyện và ở lại đợi đến buổi lễ xả chay. “Mọi người chào đón nồng nhiệt, thân thiện và không khí bữa ăn trang trọng”, anh nói.

Bữa ăn xả chay diễn ra trong gần nửa tiếng. Sau khi ăn xong mọi người tiếp tục cầu nguyện trước khi về nhà.

Bữa ăn xả chay diễn ra trong gần nửa tiếng. Sau khi ăn xong mọi người tiếp tục cầu nguyện trước khi về nhà.

Bữa xả chay cùng nghi lễ cầu nguyện tại thánh đường hồi giáo Jamiul Anwar kết thúc khoảng 18h30. Mọi người về bên gia đình và tiếp tục tham gia các nghi lễ cầu nguyện, nghỉ ngơi tại nhà.

Bữa xả chay cùng nghi lễ cầu nguyện tại thánh đường hồi giáo Jamiul Anwar kết thúc khoảng 18h30. Mọi người về bên gia đình và tiếp tục tham gia các nghi lễ cầu nguyện, nghỉ ngơi tại nhà.

Quỳnh Trần - Ngọc Ngân

Tin liên quan
Tin Nổi bật